TRIỂN LÃM 'BẠN MẶC GÌ KHI BỊ XÂM HẠI' Ở BỈ
Mỗi khi có những vụ tấn công tình dục xảy ra, MG lại thấy hiện tượng victim blaming – đổ lỗi cho nạn nhân diễn ra rất nhiều. Những lời miệt thị xúc phạm, mắng chửi và đả kích nạn nhân trực tiếp đẩy người bị hại vào sự xấu hổ tột cùng. Ép họ trở thành người sai trong sự việc dù họ là nạn nhân, gián tiếp bao che cho tội lỗi của tên hung thủ và viện lí do cho rằng đó là thứ nạn nhân xứng đáng nhận!
Khi báo đài đưa tin về một người bị cưỡng h.iếp thứ đầu tiên người khác chăm chăm vào lại chỉ là cách ăn mặc của nạn nhân. Hay tại sao họ lại ra ngoài vào đêm khuya làm gì bên ngoài, và tại sao họ không tự phòng bị phương án bảo vệ bản thân mình. Họ tìm đủ mọi lí do và luôn mặc nhiên cho rằng người bị hại luôn là người làm sai. Dù cho chính họ là người chịu tổn thất nhất trong sự việc.
“Ăn mặc hở hang như thế bảo sao không bị hiếp!”
“Đêm khuya không ở nhà đi còn ra ngoài làm gì, bị vậy là phải lắm.”
Người có lỗi không bao giờ là nạn nhân. Ăn mặc như thế nào là quyền tự do của mỗi người và “Instead of making me feel bad for the body i got, just teach him to keep it in his pant and tell him to stop” (Thay vì khiến tôi thấy tồi tệ vì thân hình mình có, hãy dạy cho anh ta biết rằng nên kiềm chế duc vọng của mình và dừng lại đi) trích Strawberry Shortcake - Melanie Martinez.
(*)Bây giờ, hãy cùng xem triển lãm “Bạn mặc gì khi bị xâm hại” ở Bỉ và cùng suy ngẫm!
Chia sẻ cảm nhận của bạn nhé!